Trong các bo mạch điện tử, thiết bị điện tử, điện lạnh có một linh kiện không thể thiếu là triac. Kiểm tra chính xác triac sẽ giúp thiết bị của bạn hoạt động đúng và nhanh chóng. Vậy cách kiểm tra Triac còn sống hay đã chết như thế nào? Cùng theo dõi tại bài viết này ngay nhé!

Triac là gì?
Triac (Triode for Alternating Current) – một linh kiện điện tử bán dẫn khá quan trọng trong bo mạch điện tử. Link kiện này giúp đóng cắt điện dòng AC cho các phụ tải. Triac có nhiều hình dạng khác nhau với cấu tạo gồm 3 chân và ký hiệu là chữ T trên mạch điện tử.
Linh kiện điện tử Triac là phần tử bán dẫn bao gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc P-N-P-N như ở Thyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2. Do vậy nên thiết bị này có thể dẫn dòng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. Hay nói cách khác, triac được xem tương đương với 2 thyristor đấu song song.
Cách xác định chân của triac
Để xác định chân của triac, chúng ta cần sử dụng đồng hồ vạn năng và thực hiện:
Đo ngẫu nhiên 2 trong 3 chân của linh kiện ở thang đo điện trở cao (Rx100K), lần nào kim lên thì đó là chân T1 và G, còn lại là chân T2.
Sau đó tiến hành đo 2 chân còn lại, trường hợp điện trở nhỏ thì cực dương (que đỏ) là chân G, cực âm (que đen) là chân T1.
Linh kiện Triac được dùng để làm gì?

Linh kiện bán dẫn triac đóng vai trò giống như một chiếc công tắc đóng cắt điện cho tải xoay chiều. Tinh năng của linh kiện này làm cho nó chuyển đổi thuận tiện cho dòng điện xoay chiều AC. Ngoài ra, một vài trường hợp thì triac còn được dùng để kiểm soát tốc độ của động cơ cảm ứng, đèn mờ, kiểm soát máy sưởi điện.
Thay vì sử dụng hai chiếc thyristor, chỉ cần một triac cho các ứng dụng công suất thấp sẽ dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí hơn. Khi cần dùng cho công suất cao hơn thì mới nên sử dụng 2 thyristor đặt đối song song.
Ứng dụng của triac khá đa dạng:
– Trong các đèn bàn học có điều chỉnh độ sáng
– Trong các bộ điều khiển quạt trần
– Trong mạch điều khiển tốc độ của máy khoan, máy cưa
– Trong các mạch điều khiển máy lạnh, nồi điện
– Trong các bộ điều khiển nhiệt độ của lò nướng công nghiệp, các tủ hấp, tủ sấy, nồi hơi…
Trong việc chuyển mạch điện thì triac đóng vai trò là thiết bị điều khiển tốc độ quạt điện, ứng dụng trong máy giặt, thiết bị điện… Hoặc dùng để kiểm soát các thiết bị gia dụng nhỏ chạy bằng điện xoay chiều. Ngoài ra, triac còn đóng vai trò điều khiển các động cơ nhỏ, đèn điều chỉnh ánh sáng trong nhà…
Hướng dẫn cách kiểm tra triac còn sống hay đã chết
Thông dụng nhất có 3 cách để kiểm tra triac như sau:

Kiểm tra triac bằng mạch
Hầu hết các loại triac đều có thể được kiểm tra bằng mạch này. Nó được sắp xếp rất đơn giản như sơ đồ kết nối mạch và triac trong hình bên. Nhớ phải luôn để công tắc S2 mở, đèn không sáng. Tiếp đó bạn nhấn vào nút S1 thì đèn sẽ sáng, chứng tỏ công tắc của triac đang mở. Khi bạn không ấn nút S1 nữa thì đèn sẽ tắt. Nếu như các bước bạn làm đúng như trên và được kết quả như vậy thì chứng tỏ triac vẫn đang hoạt động rất tốt.
Cách kiểm tra triac sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng kim

Bước 1: Đầu tiên bạn cần điều chỉnh công tác đồng hồ về thang đo điện trở ở mức cao đến thang 1 Ohm.
Bước 2: Sau đó kết nối 2 đầu dò với que điện, nối que đo màu đen của đồng hồ với cực T1 và que đo màu đỏ của đồng hồ với cực G.
Bước 3: Quan sát thấy kim đồng hồ bật khỏi vị trí ban đầu và lên cao, nếu đồng hồ hiển thị mức 10 -15 Ohm thì chứng tỏ triac vẫn đang hoạt động rất tốt.
Bước 4: Tiếp tục thay đổi vị trí 2 que đo màu đen và màu đỏ với cực G và T1, nếu như kết quả vẫn giữ nguyên thì triac vẫn đang hoạt động rất tốt. Còn nếu thấy giá trị hiển thị bằng 0 hoặc 2 chiều đều không lên kim thì có thể triac đã bị hỏng và cần phải thay mới.
Bước 5: Đo trở kháng ở 2 cực T1 và T2. Nếu như quan sát thấy đồng hồ hiển thị kết quả bằng 0 thì chứng tỏ triac đã bị chập hoặc cháy, khi đó cần thay triac mới để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường.
Cách nhận biết triac bị chập/đứt
– Nếu triac bị đứt T1 – G và chập T1 – T2: Đầu tiên, bạn chỉnh thang đo của đồng hồ về vị trí x1 Ohm để đo trở kháng giữa T1 – G. Nếu không thấy kim ngay cả khi đổi chiều đo thì chứng tỏ linh kiện này đã bị đứt cực T1 và cực G. Tiếp tục kiểm tra cực T1 và T2, đây là hai cực hoàn toàn cách điện. Nên nếu bạn thấy kim lên bằng o thì triac đã bị chập cực T1 và T2.
– Nếu triac bị chập T1 – G và chập T1 – T2: Bình thường thì trở kháng giữa 2 cực T1 – G sẽ nằm trong khoảng từ 10 – 15 ohm. Nhưng nếu bạn đo thấy T1 – G thấy lên kim bằng 0 thì chứng tỏ triac đã bị chập cực T1 – G. Tương tự, hãy đo với cực T1 – T2 (cách điện). Nếu tấy kim lên bằng 0 thì nghĩa là triac đã bị chập T1 – T2.
Cách kiểm tra triac sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng số
Phương pháp kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng số sẽ được thực hiện tương tự như với đồng hồ vạn năng kim. Đầu tiên bạn chuyển về thang đo điện trở và thực hiện tương tự các bước như trên.

Đồng hồ vạn năng giúp kiểm tra triac còn sống hay đã chết chính xác
Hiện nay có rất nhiều dòng vạn năng kế có chức năng kiểm tra sự sống còn của triac. Với chất lượng và mức giá khác nhau vô cùng đa dạng, bạn có thể chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Nếu còn phân vân không biết nên chọn dòng nào thì bạn có thể tham khảo các mẫu sau:
Kiểm tra Triac còn sống hay đã chết với Kyoritsu 1011
Kyoritsu 1011 là sản phẩm có khả năng thực hiện nhiều chức năng đo lường khác nhau: đo triac, đo dòng điện, đo điện trở, điện áp AC/DC, kiểm tra diode… Hỗ trợ cho người dùng kiểm tra được độ an toàn, khả năng truyền tải điện và phát hiện nhanh chóng lỗi của các thiết bị điện tử.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
Đây là thiết bị lý tưởng của các thợ điện, thợ bảo trì, kỹ sư điện,… Sản phẩm sở hữu nhiều tính năng đo nổi bật như: đo điện áp AC/DC, đo điện trở, tần số, kiểm tra diode, thông mạch, tụ điện,…. Dải đo của máy rộng, cho kết quả đo nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy. Thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với độ bền cao, an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Kiểm tra Triac còn sống hay đã chết với Kyoritsu 1109S
Kyoritsu 1109S là đồng hồ vạn năng chỉ kim phù hợp để đo kiểm tra triac. Thiết bị có khả năng đo điện linh hoạt. Máy có thể đo điện áp AC/DC 1000V, đo điện trở 2/20kΩ/2/20MΩa, đo hệ số hFE,… Kyoritsu 1109S có độ bền và độ an toàn cao. Máy được trang bị một cầu chì tại điểm nối tiếp giữa các jack cắm đầu dò, thiết bị đầu cuối của máy. Nhờ vậy tránh khỏi nguy cơ dòng điện xoay chiều tăng điện áp đột ngột.
Đồng hồ vạn năng Hioki 3008
Hioki 3008 là loại đồng hồ vạn năng kim, có khả năng đo với dải đo lớn và mang đến độ chính xác cao. Với dải đo từ 0 đến 10 k-ohm, quy mô trung tâm là 100 ohm, R 1, R 10, R 100 +/- 3%, cho phép bạn có thể kiểm tra Triac của nhiều loại thiết bị khác nhau.

Kiểm tra Triac còn sống hay đã chết với Sanwa CD800a
Đồng hồ vạn năng Sanwa CD800a được thiết kế để đo các dòng có điện áp thấp và đo được chu kỳ vận hành với độ chính xác là 0.7%. Sản phẩm tích hợp 2 khả năng đo linh hoạt là tự động và căn chỉnh bằng tay, đáp ứng được nhiều hơn các yêu cầu đo thực tế. Sanwa CD800a giúp tăng cường bảo vệ và đảm bảo độ an toàn cao, có chuông tự động cảnh báo khi điện áp tăng lên cao để người sử dụng có thể điều chỉnh sao cho hợp lý.
Trên đây chính là những cách kiểm tra Triac còn sống hay đã chết có độ chính xác cao. Hy vọng người dùng sẽ nắm được các bước thao tác và sử dụng hiệu quả nhất cho công việc của mình. Nếu cần mua đồng hồ vạn năng đo điện, kiểm tra triac… hãy ghé ngay cửa hàng fluke.net.vn để được tư vấn và sở hữu sản phẩm với mức giá ưu đãi.