Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, dòng điện (ampe) là một yếu tố cơ bản trong điện tử. Mọi thiết bị điện muốn hoạt động đều cần một giá trị dòng điện nhất định. Vậy khi cần đo dòng điện đang cung cấp có giá trị là bao nhiêu thì phải làm gì? Cùng theo dõi những hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng sau đây.

Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Dòng điện là thành phần quan trọng nhưng lại gây nguy hiểm đối với con người. Để tiện cho việc lắp đặt và thi công, đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị điện chúng ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng để đo cường độ dòng điện.
Phương pháp đo ampe bằng đồng hồ VOM sẽ phức tạp hơn so với đo điện áp thông thường. Bởi vì dòng điện có hai loại là một chiều và xoay chiều, lại còn được chia thành các dải µA, mA, A. Ngoài ra, đồng hồ vạn năng còn được phân thành 2 loại là đồng hồ vạn năng kim và vạn năng số. Vậy nên người dùng cần tìm hiểu và nắm rõ các cách đo tương ứng với từng dòng đồng hồ sau đây.
Hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng hiển thị kim
Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim có ưu điểm là thiết kế khá đơn giản, trọng lượng nhẹ và dễ sử dụng. Thiết bị thực hiện chức năng đo dòng điện ampe và hiển thị kết quả đo bằng kim chỉ trên một thước hình cung. Dòng VOM này có thể không cần nguồn điện nuôi khi hoạt động trong chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

Hướng dẫn đo dòng điện một chiều bằng đồng hồ kim
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM và que đỏ vào dấu (+)
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA
Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
Bước 4: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực (+) và que đo mày đen về phía cực (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 6: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn. Tương tự đối với kết quả nhỏ hơn 2.5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2.5mA.
Bước 7: Đọc và tính giá trị: tiến hành đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống như trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ. Như vậy là đã xong hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng kim.

Hướng dẫn đo ampe xoay chiều bằng đồng hồ hiển thị kim
Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC-15A
Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thanh AC-15A
Bước 3: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
Bước 4:Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (mắc nối tiếp). Sau đó bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 5: Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ E15, tính giá trị giống với trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim cương trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia đó.
Hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng hiển thị số
Dạng vạn năng hiện số (đồng hồ vạn năng điện tử) là thiết bị đo điện thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất trong công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của những phép đo sẽ được hiển thị trực tiếp trên một màn hình tinh thể lỏng. Nhờ đó mà người dùng có thể đọc được chính xác kết quả đo.

Đối với dạng đồng hồ hiển thị số thì cách đo ampe dòng điện xoay chiều (DC) và một chiều (DC) là giống nhau:
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều.
Bước 2: Que màu đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ nhỏ cỡ mA .
Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình LCD.
Lưu ý: Nếu kết quả hiển thị nhỏ hơn 25mA, hãy đặc chuyển mạch sang vị trí DC – 25mA để có kết quả chính xác hơn.
Hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng có cảm biến kẹp
Trước khi tiến hành đo với dụng cụ này thì người dùng cần đảm bảo:
– Xác định rõ ràng dòng điện đang cần đo là dòng một chiều (DC) hay xoay chiều (AC).
– Chọn loại cảm biến kẹp cho đồng hồ vạn năng đảm bảo đo được cả dòng DC lẫn AC. Lưu ý là cần xem xét thông số kỹ thuật của kẹp xem nó có xuất ra mức điện tại hay điện áp không.

Thao tác thực hiện đo ampe như sau:
Bước 1: Để đo dòng điện xoay chiều bằng cảm biến kẹp, xoay núm vặn sang mÃ/Ã.
Bước 2: Cắm dây dẫn thử nghiệm màu đen vào giắc COM. Cắm dây màu đỏ vào đầu ra của phụ kiện kẹp.
Bước 3: Đưa dây dẫn vào hàm kẹp, đóng chặt và thực hiện đọc kết quả trên màn hình.
Nếu muốn đo cả dòng điện DC lẫn AC thì thực hiện như sau:
Bước 1: Xoay núm vặn sang mV.AC nếu muốn thực hiện phép đo dòng điện xoay chiều hoặc sang mV.DC nếu muốn đo dòng điện một chiều.
Bước 2: Cắm dây dẫn thử nghiệm màu đen vào giắc COM. Đối với các phụ kiện kẹp cắm tạo ra đầu ra điện áp, hãy cắm dây dẫn thử màu đỏ vào giắc V. Các kẹp này được thiết kế để cung cấp 1 mV, 10 mV hoặc 100 mV cho DMM đối với mỗi 1 A dòng điện đo được.
Bước 3: Mở hàm, đưa dẫn dẫn vào bên trong. Hãy chắc chắn rằng hàm được đóng hoàn toàn, không có khe hở.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Giới thiệu mẫu đồng hồ vạn năng đo ampe tốt nhất hiện nay
Đồng hồ đo điện vạn năng mang đến cho người dùng nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng đo ampe (dòng điện) với đa dạng dải đo và độ chính xác cao. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm sau đây để vận dụng các hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng được tốt nhất.
Đồng hồ vạn năng Sanwa CD800A
Đây là một dụng cụ đo lường điện đa chức năng: ampe kế, vôn kế, và ôm kế, giúp bạn đo cường độ dòng điện ampe một cách chính xác và nhanh chóng.
– Đo dòng DC: từ 0.1mV ~ 600V; 0.01mA ~ 400mA
– Đo dòng AC: từ 1V ~ 600V; 0.01mA ~ 400mA
Ngoài ra, thiết bị này còn có thể đo được điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn (transistor)…

Ưu điểm:
– Sử dụng các linh kiện điện tử chủ động (Pin)
– Hiển thị nhiều kết quả đo đồng trời trên mặt đồng hồ điện tử
– Được làm từ chất liệu đàn hồi cao cấp, chống sốc khi rơi nên có độ bền cao
– Sản phẩm cho độ chính xác cao giúp bạn luôn yên tâm và có được hiệu quả cao trong công việc
– Đồng hồ có thể lưu trữ đến 4000 số liệu.
– Tự động tắt khi không sử dụng giúp tiết kiệm pin.
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S
Đây là dụng cụ có khả năng đo ampe ở dải đo từ 50µA/2.5/25/250mA. Vì thế người dùng có thể ứng dụng được các hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng này một cách hiệu quả.
Ưu điểm của Kyoritsu 1109s
Thiết kế nhỏ gọn, màn hình kim hiển thị rõ nét
Khả năng đo lường linh hoạt, đa năng
Thiết kế cầu chì giúp bảo vệ an toàn hơn.
Đồng hồ vạn năng đo ampe chính xác Fluke 15B

Sau khi tìm hiểu hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng, chọn Fluke 15B sẽ mang đến cho bạn một dải đo rộng và thang đo linh hoạt:
Dòng AC (μA): (400.0 μA, 4000 μA)/1.5 % + 3
Dòng AC (mA): (40.00 mA, 400.0 mA)/1.5 % + 3
Dòng AC (A): (4.000 A, 10.00 A)/1.5 % + 3
Dòng DC ( μA): (400.0 μA, 4000 μA)/1.5 % + 3
Dòng DC (mA): (40.00 mA, 400.0 mA)/1.5 % + 3
Dòng DC (A): (4.000 A, 10.00 A)/1.5 % + 3
Nhờ vậy nên đây là thiết bị đo lý tưởng cho mọi công tác kiểm tra và bảo trì điện.
Trên đây là hướng dẫn đo ampe bằng đồng hồ vạn năng và một vài model chất lượng cho người dùng tham khảo. Hy vọng bạn sẽ chọn được một chiếc đồng hồ vạn năng phù hợp và sử dụng đúng cách. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ với Fluke.net.vn để được hỗ trợ nhanh chóng.
Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các dòng đồng hồ vạn năng đa năng của các thương hiệu uy tín. Cam kết bán hàng chính hãng với mức giá cạnh tranh nhất thị trường.