Máy đo điện hay máy kiểm tra điện là một trong những loại thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay. Chúng có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực từ nhà máy điện, trạm biến áp, hệ thống truyền tải điện cho đến các nhà máy, xí nghiệp, trong các hộ gia đình… Vậy thiết bị này có công dụng gì và gồm những loại nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Dụng cụ máy đo điện có công dụng gì?
Sự xuất hiện của các thiết bị máy đo điện góp phần khắc phục tối đa các sự cố về điện, điện tử. Đồng thời nâng cao hiệu quả công việc. Và đảm bảo an toàn cho người dùng khi tiếp xúc với nguồn điện.
Máy đo điện gồm những loại nào?
Nhìn chung, các sản phẩm thiết bị đo, kiểm tra điện khá đa dạng. Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến người dùng một số loại được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Ampe kìm – Máy đo điện hiện đại, chính xác
Ampe kìm là dụng cụ đo cường độ dòng điện được mắc nối tiếp trong mạch. Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe.
Ampe kìm có thể đo dòng điện với dải đo rộng từ 100mA đến 2000A. Một số model còn tích hợp nhiều tính năng như một chiếc đồng hồ vạn năng. Đó là đo: điện áp, điện trở, tần số…
Nguyên lý hoạt động của ampe kìm
Trong dòng điện xoay chiều, từ trường biến thiên sinh ra bởi dòng điện có thể gây cảm ứng điện từ lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện.
Cách sử dụng Ampe kìm
Muốn đo dòng thi kẹp vào đoạn dây mà dòng điện chạy qua. Còn muốn đo điện áp, đo thông mạch và các thông số khác thì cắm thêm que đo. Sau đó sử dụng như cách sử dụng đồng hồ vạn năng thông thường.
Phân loại Ampe kìm:
Ampe kìm có 2 loại là màn hình hiển thị số điện tử và màn hình chỉ thị kim.
Lưu ý khi sử dụng ampe kìm
- Chú ý khi sử dụng mắc chốt (+) của ampe kìm về phía cực dương của nguồn điện.
- Không mắc trực tiếp 2 chốt của ampe kìm vào 2 cực của nguồn điện.
- Điều chỉnh kim chỉ thị về đúng vạch 0 trước khi đo.
- Đặt mắt đọc đúng vị trí.
2. Đồng hồ vạn năng – Máy đo điện hot nhất 2022
Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế (VOM) là thiết bị đo điện thông dụng. Với 4 chức năng chính: Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm:
– Đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện
– Cho thấy được sự phóng nạp của tụ điện
Hạn chế: về độ chính xác và có trở kháng thấp (khoảng 20K/Vol). Do đó nên khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
Phân loại
Đồng hồ vạn năng có 2 loại: điện tử và chỉ thị kim
– Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim
Loại này ra đời trước và chỉ thực hiện đo các đại lượng điện học cơ bản. Như là cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Hiển thị kết quả đo được bằng kim chỉ trên một thước hình cung. Máy đo điện kim này có thể không cần nguồn điện nuôi khi thực hiện chế độ đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế.
– Đồng hồ vạn năng điện tử (vạn năng kế điện tử)
Thiết bị này sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, cần có nguồn điện như pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay cho công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng.
- Hiển thị nhiều kết quả đo đồng thời nhanh chóng, chính xác qua màn hình điện tử.
- Ngoài 4 chức năng chính, một số đồng hồ đo điện điện tử còn có khả năng đo tụ điện, điện trở, tần số, độ dẫn điện.
3. Bút thử điện – Máy đo điện không thể nào thiếu
Bút thử điện là dụng cụ phổ biến để kiểm tra nhanh thiết bị hoặc ổ cắm, phích cắm trong nhà có điện hay không. Cấu tạo bên trong gồm một đầu kim loại, một lò xo, bóng nê-ông và một điện trở nối tiếp với bóng đèn.
Nguyên lý hoạt động:
Bút thử điện áp thấp sử dụng hiệu ứng điện dung ký sinh trên cơ thể người (body stray capacitance) để có thể hoạt động được. Khi đầu bút được đặt lên vật mang điện, dòng điện sẽ đi qua điện trở, qua bóng đèn và qua dung kháng của cơ thể người. Để hình thành mạch kín và làm cho bóng đèn sáng lên. Thông thường, dòng điện này rất nhỏ nên không đủ để gây giật chết người.
Cách sử dụng bút thử điện kiểm tra dòng AC
Khi đặt bút vào 1 trong 2 chấu cắm. Nếu đó là dây nóng (dây pha) thì bút thử điện sẽ phát sáng đèn. Còn nếu đó là dây nguội (dây trung tính, không có điện) thì đèn sẽ không phát sáng.
Nếu đèn ở bút thử điện đều sáng khi bút tiếp xúc với dây pha hoặc dây trung tính. Vậy thì nguồn điện ấy có vấn đề. Bạn phải kiểm tra nguồn ngay, tránh gây nguy hiểm khi sử dụng điện. Vì dây trung tính (dây lạnh, dây trung hòa) là dây không có điện. Nên đáng lẽ bút thử điện sẽ không sáng
Dùng bút thử điện phân biệt AC/DC, điện cực +/- của nguồn một chiều.
Khi bóng đèn neon của bút thử điện thông điện. Chỉ có cực đấu với cực âm của nguồn một chiều là phát sáng.
– Nguồn AC: hai cực của bóng đèn neon thay nhau làm cực +/-. Vậy nên cả hai cực cùng phát sáng.
– Nguồn DC: Khi nối bút thử điện vào cực + và cực – của mạch DC. Chỉ có cực nối với cực – của nguồn điện mới phát sáng.
Lưu ý khi sử dụng máy đo điện loại này
Bút sẽ không thể sử dụng để kiểm tra điện áp một chiều DC. Do thiết bị đo điện này sử dụng điện dung ký sinh trên cơ thể người để làm vật dẫn điện. Vậy nên sẽ gây giật nếu bóng đèn bên trong hoặc điện trở bị chạm.
4. Đồng hồ đo Megomet – Máy đo điện hiệu quả hiện nay
Đồng hồ Megomet hay còn gọi là đồng hồ đo điện trở cách điện. Đây là một trong những thiết bị cần thiết trong ngành điện và sản xuất. Máy đảm bảo khả năng dò điện trở nhanh chóng. Xác định được hệ thống lưới điện đó có an toàn hay không.
Nguyên lý hoạt động
Đồng hồ sử dụng cơ cấu Lôgômét từ điện, bao gồm hai khung dây. Một khung dây tạo momen quay và một khung dây tạo mômen phản kháng. Góc quay α của cơ cấu đo tỷ lệ với tỉ số hai dòng điện chạy trong hai khung dây đó.
Ưu điểm:
– Thiết kế khá nhỏ gọn, tiện dụng trong việc di chuyển thiết bị.
– Máy cho số đo chính xác. Giúp ích nhiều trong công việc kiểm tra điện trở, sản xuất các cuộn cáp dây điện, thiết bị điện.
5. Đồng hồ chỉ thị pha – Máy đo điện chất lượng nên mua
Máy đo này được sử dụng để xác định trình tự pha (chiều thuận/nghịch) cung cấp trong các mạch điện 3 pha. Hoặc để phân biệt thứ tự pha để lắp cao/thấp áp. Hay lắp các bộ bảo vệ lệch pha, bảo vệ quá tải.
Hiện nay, các máy kiểm tra trình tự pha bao gồm 2 dạng là kỹ thuật số và analog.
Máy đo trình tự pha loại quay:
– Nguồn cung cấp: RYB. Động cơ sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Nếu chuỗi cung cấp pha bị đảo ngược, thì động cơ sẽ quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho tải và toàn bộ hệ thống.
Máy đo trình tự pha loại tĩnh:
Thiết bị có cấu tạo đơn giản sử dụng hai đèn và một cuộn cảm hoặc tụ điện. Một đèn được kết nối với một pha như R và đèn kia với pha khác như Y. Trong khi cuộn cảm hoặc tụ điện ở pha thứ ba còn lại. Một điện trở có thể được sử dụng nối tiếp với đèn để điều khiển lượng dòng điện và điện áp.
– Nếu sử dụng cuộn cảm, đèn B sẽ sáng hơn A nếu trình tự pha chính xác. Trong khi đèn A trở nên sáng hơn khi các pha bị đảo ngược.
– Nếu sử dụng bộ kiểm tra tụ điện, đèn A sẽ sáng trong khi đèn B sẽ tắt. Nếu trình tự không chính xác, đèn B sẽ sáng trong khi đèn A vẫn tắt.
6. Máy đo LCR – Máy đo điện, kiểm tra thông số nguồn điện
Thiết bị đo LCR là dòng sản phẩm chuyên dụng để kiểm tra các thông số của linh kiện. Thiết bị đo điện này được sử dụng nhiều trong nhà máy, phòng thí nghiệm.
Các tính năng đo nổi bật:
– Đo cuộn cảm (L), điện trở (R), cảm kháng (C).
– Hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q) và hệ số (D) dành cho điện trở.
– Đo điện áp một chiều xoay chiều, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y, θ…
Ứng dụng:
– Kiểm tra, sửa chữa các board mạch, linh kiện điện tử.
– Nhanh chóng tìm ra những hỏng hóc của linh kiện và khắc phục dễ dàng.
– Kiểm tra, sửa chữa cá nhân thông thường/kiểm tra hàng loạt
– Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, IQC, kiểm tra hệ thống tự động.
Thiết bị này gồm 3 loại chính: Đồng hồ đo LCR, Nhíp đo LCR, May đo LCR để bàn.
7. Máy hiện sóng oscilloscope – Máy đo điện, kiểm tra điện
Máy hiện sóng là một thiết bị chuyên dùng để vẽ lên đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian và cường độ. Nó được sử dụng để phân tích, nhận dạng tín hiệu sóng, chỉ ra thành phần lỗi làm méo sóng…
Máy hiện sóng Oscilloscope xuất hiện ở mọi lĩnh vực. Từ lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện tử viễn thông. Cho tới các công việc nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao. Bởi thiết bị này đảm bảo cho khả năng đo nhanh với kết quả chính xác.
Ưu điểm:
– Nhận dạng được nhiều tín hiệu khác nhau: xung vuông, răng cưa, xung hình sin, tín hiệu hình/tiếng.
– Xác định rõ giá trị thời gian và mức điện áp đường đi của một tín hiệu cụ thể.
– Máy có khả năng tính toán tần số khi tín hiệu dao động
– Tìm ra các thành phần lỗi làm méo tín hiệu chuẩn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thiết bị máy đo điện. Hiện nay, thị trường có nhiều hãng sản xuất các máy kiểm tra điện kể trên. Có thể điểm qua vài cái tên nổi bật như Fluke, Hioki, Sanwa, Kyoritsu…
Một số sản phẩm máy đo điện được người dùng đánh giá cao:
- Máy đo điện áp, liên tục và dòng điện Fluke T5-1000
- Máy đo điện Fluke PRV240
- Máy đo điện Fluke T6-1000 PRO
- Máy kiểm tra điện Fluke PRV240FS
Nếu quan tâm và có nhu cầu tìm mua các sản phẩm này. Xin vui lòng liên hệ cửa hàng TKTech để mua các thiết bị chính hãng, giá rẻ ngay nhé!