Đồng hồ vạn năng Fluke được biết đến là thiết bị đo điện hiện đại, đa năng. Với rất nhiều tính năng được tích hợp như vậy nên vấn đề đặt ra là người dùng sẽ rất khó để phát hiện khi xảy ra lỗi. Việc để lâu do không phát hiện kịp thời các lỗi trên đồng hồ vạn năng sẽ khiến thiết bị bị hư hỏng nặng. Dẫn đến việc thay thế cũng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, bạn nên sử dụng các phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke dưới đây. Để “Chẩn đoán” chính xác tình trạng của thiết bị. Từ đó đưa ra được phương hướng khắc phục hợp lý.

Mục lục
Đánh giá về đồng hồ vạn năng Fluke
Đồng hồ vạn năng là thiết bị không chỉ được sử dụng để đo dòng điện, điện áp, điện trở. Mà dụng cụ đo điện này còn có thể đo bóng bán dẫn, điện dung hay tụ điện, nhiệt độ… một cách chính xác. Hiện nay, các dòng đồng hồ vạn năng Fluke đều được thiết kế dạng kỹ thuật số hiện đại. Bạn chỉ cần nắm chắc các kỹ thuật cơ bản là nó thể thực hiện. Màn hình LCD sẽ giúp bạn quan sát và đọc số liệu một cách dễ dàng. Một số model hiện đại hơn còn có thể kết nối với điện thoại thông minh, theo dõi kết quả từ xa…
Phương pháp đo điện áp – Phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke
Khi bạn muốn khắc phục lỗi của đồng hồ vạn năng bị hỏng, hãy dùng một chiếc đồng hồ vạn năng khác để đo điện áp của từng bộ phận bên trong nó. Ví dụ như: pin, cầu chì, điện áp hoạt động, điện áp tham chiếu của bộ chuyển đổi A/D… Kiểm tra xem chúng có đang hoạt động bình thường hay không để từ đó tìm ra được điểm lỗi nhanh chóng.

Phương pháp cảm giác
Đây là phương pháp chỉ nên dành cho những người có kinh nghiệm và tiếp xúc thường xuyên với dụng cụ đo điện. Bằng cảm giác trực quan và sự quan sát, họ sẽ đưa ra được các nguyên nhân gây ra lỗi hỏng hóc hóc của đồng hồ vạn năng. Ví dụ: đứt dây trong bảng mạch, đứt ống cầu chì, cuộn lá đồng, các thành phần bên trong bị cháy hỏng…
Với kinh nghiệm lâu năm, việc chạm vào pin, điện trở hay bóng bán dẫn và cảm nhận sự tăng nhiệt độ là điều mà những thợ điện lâu năm có thể làm được. Hoặc là tham khảo sơ đồ mạch để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng tăng nhiệt độ đó.
Bên cạnh đó, bằng phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke thông qua quan sát này còn giúp bạn có thể kiểm tra xem các linh kiện có bị lỏng hay không? Các ống chân mạch tích hợp có được lắp chắc chắn hay không? Công tắc chuyển có bị kẹt hay xuất hiện mùi khi ngửi không?…
Phương pháp ngắn mạch
Trong khâu kiểm tra bộ chuyển đổi A/D đã nói ở trên, phương pháp ngắn mạch thường được sử dụng trong nhiệm vụ này. Đặc biệt là trong việc sửa chữa các dụng cụ điện và dòng điện yếu.
Phương pháp can thiệp
Tức là sử dụng cơ thể con người để tạo ra điện áp làm tín hiệu nhiễu, sau đó quan sát sự thay đổi của màn hình đồng hồ vạn năng. Phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke này thường được sử dụng để kiểm tra mạch đầu vào và phần hiển thị có hoạt động tốt không.
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng Fluke

Với nhiều tính năng nổi bật, đây là công cụ hữu ích được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm giúp người dùng biết được thiết bị điện tử có gặp phải vấn đề nào không? Tuy nhiên để đo bằng đồng hồ một cách chính xác nhất thì không phải ai cũng nắm rõ. Để tránh các sự số và cần sử dụng phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke ở trên, bạn nên theo dõi cách sử dụng thiết bị như sau:
Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng Fluke
– Đầu tiên, đặt đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở Ω. Sau đó để que đo màu đen cắm vào cổng chung COM, đồng thời que đo màu đỏ vào cổng V/Ω.
– Tiếp theo, cắm que màu đen vào đầu COM và que đỏ hướng vào dấu (+).
– Đặt 2 que của thiết bị này vào 2 đầu điện trở. Để đo điện trở đòi hỏi sự chính xác cao thì hãy chọn thang đo với độ lệch của kim nằm trong khoảng ½ thang đo là được.
– Sau đó bắt đầu đo điện trở, bên thực hiện đo lại một lần nữa để có được kết quả chính xác nhất. Cuối cùng là đọc kết quả thu được trên màn hình hiển thị.

Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng Fluke
Trước tiên, hãy kiểm tra các công tắc điện xem thử còn hoạt động tốt không? Quan sát dây dẫn và dây tóc bóng đèn có bị đứt hay không? Nếu không gặp các vấn đề trên thì tiến hành đo thông mạch bằng cách sau:
– Chuyển sang thang đo thông mạch. Sau đó sử dụng cặp que của đồng hồ đo gắn vào 2 đầu của dây dẫn và bắt đầu quá trình đo thông mạch.
– Nếu dây dẫn bị đứt thì kim đồng hồ sẽ không di chuyển lên hoặc còi không kêu (tùy loại).
– Còn nếu dây dẫn không còn nguyên vẹn sẽ làm cho kim đồng hồ đứng yên.
Cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng – Phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke
Để biết được mức độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện, bạn có thể sử dụng vạn năng kế Fluke để đo đạc. Kết quả đo tốt hay không thì sẽ phụ thuộc các hiện tượng sau đây:
– Kim phóng nạp trong quá trình đo cho thấy tụ C1 vẫn còn hoạt động tốt.
– Còn kim phóng nạp di chuyển lên nhưng lại không quay vị trí cũ khi tụ C2 bị dò.
– Ngoài ra, kim đồng hồ chạm đến vạch 0Ω và không trở về vị trí ban đầu khi tụ C3 bị chập.
Việc tụ bị dò hoặc chập như các tình trạng trên đây thường xảy rất ít mà chủ yếu dễ bị khô. Do đó khi đo tụ hóa để biết được chính xác mức độ hỏng của tụ nên cần so sánh với tụ mới của điện dung. Ngoài ra trong quá trình đo tụ phóng nạp thì anh em phải đảo chiều của que đo vài lần để độ phóng nạp tốt nhất.
Cách đo dòng điện bằng vạn năng kế
Điều chỉnh đồng hồ vạn năng tại thang đo A~ nhằm mục đích đo dòng điện xoay chiều, và thang đó A- để đo được dòng điện một chiều. Sau đó, cắm que màu đen vào cổng chung COM, que màu đỏ vào cổng 20A (khi đo dòng điện có cường độ lớn cỡ A) và vào mA (khi đo dòng điện có cường độ nhỏ cỡ mA).
Tiếp tục cắm que đen gắn vào đầu COM và que đỏ cho vào đầu có kí hiệu là (+). Rồi đặt chuyển mạch điện của đồng hồ tại thang DC.A với 250mA. Sau đó, các mạch thí nghiệm nên tắt nguồn điện. Kết nối que đo màu đỏ về hướng (+) và que đo màu đen về hướng (-) theo chiều dòng điện.
Khi đặt que về hai cực âm và cực dương rồi bật điện cho các mạch thí nghiệm. Cuối cùng, anh em có thể đọc kết quả trên màn hình hiển thị LCD. Trường hợp kết quả thu được nhỏ hơn 25mA nên chuyển mạch thành DC.A – 25mA để có được kết quả chính xác nhất.

Cách kiểm tra diode bằng đồng hồ vạn năng Fluke
Đầu tiên, hãy chuyển núm về khu vực đo điện trở, thông mạch, điốt và đồng thời nhấn nút SELECT để sang chế độ kiểm tra điốt. Sau đó cắm que màu đỏ vào cổng VΩHz rồi gắn que màu đen vào cổng COM. Lúc này, anh em xác định hai cực Anot và Catot của điốt. Khi xác định xong sẽ tiến hành nối que đỏ vào Anot và que đen vào Catot theo phương pháp đo thuận. S
Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình đồng hồ vạn năng.Nếu giá trị hiển thị trong khoảng 0.25 – 0.3 là điốt gecmani và giá trị từ 0.7 là điốt silic. Cuối cùng, bạn hãy thực hiện đảo chiều que đo để biết được điốt tốt hay không bằng việc đồng hồ hiển thị “OL”.
Lưu ý:
– Nếu kiểm tra đi ốt nhiều lần sẽ khiến cho điốt bị đứt hoặc hỏng
– Khi đo lại hai chiều đều lên 0.0VDC báo hiệu điốt gặp phải tình trạng chập điện.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng Fluke đo nhiệt độ – Phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke
Thiết bị này giúp kiểm tra nhiệt độ hoạt động của thiết bị có nằm trong mức cho phép hay không.
Đầu tiên, vặn núm điều chỉnh sang chế độ đo nhiệt độ, máy có thể đo được cả oC lẫn oF. Sau đó, tiến hành cắm sensor đo nhiệt độ vào các cổng được ký hiệu là (+) và (-). Tại đây có thể đưa đầu sensor đến các vị trí cần đo và cuối cùng là đọc giá trị nhiệt độ thu được trên màn hình hiển thị.

Mỗi số lỗi khi sử dụng đồng hồ vạn năng
Khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, đo tụ điện, kiểm tra thông mạch… không đúng cách thì rất dễ xảy ra các lỗi dưới đây. Bạn cần chú ý để áp dụng các phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke ở trên.
– Ổ cắm có hiệu điện thế 220V bao gồm dải đo 10V sẽ khiến cho đồng hồ tăng số mạnh. Điều này làm cho đồng hồ vạn năng sẽ cho ra kết quả sai hoặc bị hư hỏng.
– Khi đo điện trở nhưng lại chọn nhầm thang đo điện áp có thể đồng hồ sẽ bị hư ngay tức khắc và không thể hoạt động được nữa.
– Dự tính đo hiệu điện thế nhưng vô tình lại chọn đo dòng điện dẫn đến đồng hồ bị cháy. Việc này sẽ gây nguy hiểm nên cần tiến hành đo cẩn thận và tỉ mỉ.
– Khi đo tụ điện bằng đồng hồ hãy nên xả tụ trước khi đo, bởi trong đây tích trữ lên đến hàng trăm V. Nếu không xả tụ sẽ khiến đồng hồ bị hỏng ngay lập tức do điện áp quá tải.
– Một số tín hiệu đo độ tự cảm của cuộn dây bao gồm biến áp xung, cuộn dây cao tần… sẽ sinh ra điện áp cao trong lúc đo. Do đó nên khi đo trực tiếp các đầu của cuộn dây mà không xả tụ dẫn đến quá áp khiến đồng hồ bị hỏng.
– Khi thực hiện công việc đo bằng đồng hồ vạn năng, tuyệt đối không được dịch chuyển que đo. Nếu không sẽ khiến thiết bị này bị cháy và gây tóe lửa gây nguy hiểm đến người đo.
Kết luận
Trên đây là các phương pháp giúp phát hiện lỗi trên đồng hồ vạn năng Fluke hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng đúng các phương pháp này nếu chẳng may thiết bị của mình có vấn đề. Hoặc có thể liên hệ với fluke.net.vn để được hỗ trợ tốt nhất.